NIỆM PHẬT BA LA MẬT CẦU SANH TỊNH ĐỘ
TỔNG HỢP CÁC BÀI HƯỚNG DẪN CỦA THÁNH HIỀN
NIỆM PHẬT ĐÚNG CÁCH SẼ NHẬN ĐƯỢC SỰ GIA TRÌ TỪ MƯỜI PHƯƠNG NHƯ LAI .
Đại sư Ấn Quang dạy rằng: Phương pháp hay nhất của việc dụng công niệm “A Di Đà Phật” là điều nhiếp 6 căn, tịnh niệm nối nhau:
1. Ngay lúc niệm “A Di Đà Phật” Tâm chuyên chú vào danh hiệu “A Di Đà Phật”, là nhiếp Ý căn.
2. Miệng phải niệm cho rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp Thiệt căn.
3. Tai phải nghe đựơc rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp Nhĩ căn.
4. Ba căn này nhiếp vào danh hiệu “A Di Đà Phật” thì Mắt quyết không thấy cảnh loạn khác là nhiếp Nhãn căn.
5. Mũi cũng không ngửi những mùi loạn khác là nhiếp Tỵ căn.
6. Thân phải cung kính là nhiếp Thân căn.
– 6 căn đã được nhiếp phục mà không tán loạn thì tâm không có vọng niệm. Chỉ có “A Di Đà Phật” là niệm mới là thanh tịnh niệm. Nếu thường luôn nhiếp cả 6 căn mà niệm, thì gọi là tịnh niệm nối nhau, nếu thường tịnh niệm nối nhau thì nhất tâm bất loạn, niệm “A Di Đà Phật” Tam-muội sẽ dần dần được!
– Niệm “A Di Đà Phật” phải thường tưởng sắp chết sắp đọa địa ngục thì không khẩn thiết cũng tự khẩn thiết, không tương ưng cũng tự tương ưng. Dùng tâm sợ khổ để niệm “A Di Đà Phật” tức là cách hay nhất để thoát khổ, cũng là cách hay nhất trong tùy duyên tiêu nghiệp!
– Lúc niệm “A Di Đà Phật” ắt phải chí thành, hoặc có khi trong tâm khởi lên niệm đau buồn, đây là tướng thiện căn phát hiện, nhưng dè dặt chớ để việc ấy thường xảy ra, nếu không thì sẽ đắm trước vào ma cảnh sầu bi, hễ có việc vừa ý thì không nên quá vui mừng nếu không thì sẽ đắm trước vào ma cảnh hoan hỷ!
– Lớn tiếng niệm “A Di Đà Phật” không được quá gắng sức, để phòng bị bệnh!
– Khi chưa được nhất tâm thì không được nhen nhóm ý muốn thấy “Phật A Di Đà”, nếu được nhất tâm thì Tâm và “Phật A Di Đà” hợp nhau, tâm hợp với đạo thì muốn thấy liền thấy ngay, không thấy cũng hoàn toàn không trở ngại. Nếu gấp muốn thấy “Phật A Di Đà”, tâm niệm lăng xăng, ý niệm muốn thấy kết chặt trong tâm bèn trở thành bệnh lớn của tu hành, lâu ngày sinh nhiều oan gia, theo đó thao túng vọng tình tưởng hiện làm thân Phật, thỏa mãn trả báo oán xưa, tự tâm đã không có chánh kiến, toàn thể là phần khí của ma, một khi thấy thì sinh tâm vui mừng, từ đó ma nhập vào tâm phủ, dựa ma phát cuồng, dù có Đức “Phật A Di Đà”, cũng chẳng biết làm sao. Chỉ nên nhất tâm, đâu cần phải mong thấy “Phật A Di Đà”, có phải không ?!
– Bệnh và ma đều do nghiệp đời trước mà ra, chỉ thường chí thành tha thiết niệm “A Di Đà Phật” thì bệnh tự thuyên giảm và ma tự xa lìa. Lại niệm “A Di Đà Phật” xong hồi hướng, vì tất cả oan gia đời trước mà hồi hướng, khiến cho họ thấm nhuần lợi ích việc niệm “A Di Đà Phật” mà được sinh về cõi lành!
– 1 câu (Nam-mô A-di-đà Phật hoặc A-di-đà Phật) miên miên mật mật thường thời nhớ niệm, hễ có các ý niệm tình cờ khởi lên như phẫn nộ, dâm dục, hiếu thắng, uất khí,… thì liền nghĩ rằng mình là người niệm “A Di Đà Phật”, đâu thể khởi lên những tâm niệm này ư! Niệm ấy khởi nên liền dứt, lâu ngày thì tất cả niệm làm lao tổn tâm, thần đều không do đâu mà khởi lên!
– Mỗi ngày công phu hồi hướng đều cho chúng sinh trong pháp giới. Nếu thời khóa công phu này vì chúng sinh nầy, thời khóa công phu kia vì chúng sinh kia thì cũng được. Nhưng phải có nguyện hồi hướng chung khắp mới hợp với ba thứ hồi hướng. Ba thứ hồi hướng ấy là: 1. Hồi hướng chân như thật tế. 2. Hồi hướng quả Phật Bồ-đề, niệm niệm viên mãn. 3. Hồi hướng cho chúng sinh trong pháp giới đồng sinh Cõi Cực Lạc!
HT Tịnh Không Giảng
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin thường niệm
————-
( Đức Phật Và Phật Pháp )
Nguồn: Nam Mô Phật
+ ”LÚC NGỦ NGHỈ, KHI ĐANG NẰM, LÚC THÂN HÌNH HỞ HANG,TẮM GỘI,ĐẠI TIỂU TIỆN, CŨNG NHƯ KHI ĐẾN CHỖ DƠ BẨN CHẲNG SẠCH, CHỈ NÊN NIỆM THẦM, ĐỪNG NIỆM RA TIẾNG. NẾU NIỆM RA TIẾNG THÌ SẼ KHÔNG CUNG KÍNH, CHẲNG THỂ KHÔNG BIẾT ĐIỀU NÀY”. (...) “Về chánh hạnh niệm Phật nên tùy sức mỗi người mà lập, chẳng thể chấp chặt một bề. Nếu thân mình không bận việc, cố nhiên nên từ sáng đến tối, từ đêm đến sáng, đi đứng, nằm ngồi, nói năng, im lặng, động tịnh, ăn cơm, mặc áo, đại tiện, tiểu tiện, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, giữ sao cho một câu hồng danh Thánh hiệu chẳng rời tâm, miệng! Nếu rửa ráy, súc miệng thanh tịnh, áo mũ chỉnh tề và nơi chốn thanh tịnh thì niệm Phật ra tiếng hoặc niệm thầm đều được cả.
Còn lúc ngủ nghỉ, lúc thân hình hở hang, tắm gội, đại tiểu tiện, cũng như khi đến chỗ dơ bẩn chẳng sạch, chỉ nên thầm niệm, đừng niệm ra tiếng. Thầm niệm cũng có cùng một công đức với niệm ra tiếng. Niệm ra tiếng chẳng cung kính. Chớ bảo ở những chỗ ấy chẳng thể niệm Phật. Phải biết là ở những nơi ấy, chẳng được niệm ra tiếng mà thôi. Hơn nữa, lúc nằm ngủ nếu niệm ra tiếng chẳng những không cung kính lại còn bị tổn khí. Chẳng thể không biết điều này! “ (...) (Trích ẤN QUANG ĐẠI SƯ GIA NGÔN LỤC - Facebook An Nhiên
PHÁP MÔN TU NIỆM
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT - HT Tuyên Hóa khai thị
+ PHẬT A DI ĐÀ Là Đại Pháp Vương
Vì sao phải niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" chứ ?
Bởi vì đức Phật A Di Đà có nhân duyên rất lớn với tất cả chúng sanh khắp mười phương thế giới. Đức Phật A Di Đà khi chưa thành Phật là một vị Tỳ kheo, tên là Pháp Tạng. Tỳ kheo Pháp Tạng phát ra 48 lời nguyện, mỗi nguyện thệ cứu độ hết tất cả chúng sanh giúp cho họ thành Phật. Trong 48 lời nguyện đó có một nguyện như thế này : "Khi tôi thành Phật, mười phương tất cả chúng sinh, nếu trì danh hiệu tôi, nhất định sẽ thành Phật. Nếu như họ chẳng thành Phật, tôi thề cũng không thành Phật".
Nguyện lực này của đức Phật A Di Đà, giống như sức hút của máy nam châm, mà mười phương chúng sanh giống như một hòn sắt, đều hút hết về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Nếu như hút không được thì sao ? Tỳ kheo Pháp Tạng chẳng có thành Phật A Di Đà. Cho nên, chúng ta cùng với tất cả chúng sinh xưng niệm danh hiệu của Phật A Di Đà đều có cơ hội thành Phật.
Kinh A Di Đà là không ai hỏi mà tự Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra.
Vì sao không ai hỏi mà tự nói ?
Vì khó có người tin hiểu pháp môn này, cho nên không có người hỏi. Đại Trí Xá Lợi Phất là bậc thượng căn, nhưng cũng không biết hỏi như thế nào. Phật nói pháp môn này vô cùng thù thắng là phương tiện bậc nhất tu tập rất dễ thành tựu. "Chỉ cần mỗi người chuyên tâm Niệm Phật, niệm được một ngày, hai ngày, ba ngày... cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, người đó khi lâm chung, đức Phật A Di Đà cùng với Thánh chúng hiện ra để tiếp dẫn họ".
Cho nên Phật nói pháp môn này ít người tin nhận vì là pháp môn trực tiếp rất thù thắng, đặc biệt thâu nhiếp ba hạng người thượng, trung hạ căn. Không luận họ là người thông minh hay ngu si nếu niệm Phật thì đều thành Phật cả.
Khi vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc ở đó "không có các sự khổ, đủ các sự an lạc" chúng nơi thế giới đó đều sanh ra từ hoa sen, không giống như loài người chúng ta phải sanh ra từ bào thai, ở thế giới Cực Lạc bào thai là hoa sen, khi người ở trong hoa sen nở ra, tương lai nhất định thành Phật rồi.
Nhất cú di đà vạn pháp vương
Ngũ thời bát giáo tận hàm tạng
Hành nhân đản năng chuyên trì niệm
Định nhập Như Lai bất động đường.
Nhất Cú Di Đà Vạn Pháp Vương.
Nghĩa là :
Một câu Di Đà là vua của vạn pháp.
Ngũ Thời Bát Giáo Tận Hàm Tạng.
Năm thời, thời : Hoa Nghiêm, thời A Hàm, thời Phương Đẳng, thời Bát Nhã, thời Niết Bàn.
Tám Giáo là : Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, Vhông giáo, Đốn giáo, Tiệm giáo, Bí mật giáo, Bất định giáo. Năm thời tám giáo hàm lại một, đều bao hàm trong một câu A Di Đà.
Hành Nhân Đản Năng Chuyên Trì Niệm.
Không luận người nào trong chúng ta nếu chuyên tâm niệm Phật thì "Nhập Định Như Lai Bất Động Đường" nhất định đạt đến tịch quang Tịnh Độ, đến thế giới Cực Lạc. Tất cả chúng ta sanh vào thời mạt pháp chỉ nương vào câu Phật hiệu A Di Đà để được cứu độ, ai muốn được độ thì chỉ có niệm Phật.
Bớt đi một câu nói
Niệm nhiều câu Phật hiệu
Si mê bị đoạn dứt
Liền liễu sanh thoát tử
Sống với pháp thân bạn.
Cho nên, mọi người chúng ta chớ xem thường pháp môn niệm Phật.
Nguồn Nguyên Minh
+ PHẬT LỰC VÔ BIÊN
Mặc dầu Hòa Thượng Tuyên Hóa đã nghiên cứu nhiều tông phái Phật giáo, cùng tham thiền thoại đầu, nhưng đối với chư đệ tử quy y Ngài,
Ngài luôn dạy họ niệm “Sáu chữ Hồng-danh” Vì pháp môn niệm Phật A Di Đà đều thích hợp cho mọi người, không kể thông minh hay ngu đần.
Điều quan trọng là hành giả thường phải xưng niệm đến nhất tâm bất loạn thì chắc chắc lúc lâm chung sẽ được vãng sanh Tây phương Cực Lạc. Đối với người học Phật, đây là con đường tắt, dễ nhất, hữu hiệu nhất, không nghi ngờ gì cả.
Quả Thiện là đệ tử kiền thành quy y Ngài đã lâu. Ngày nọ bà đến Chùa lễ Phật, sau khi đảnh lễ Ngài, bà khóc kể rằng chồng bà là La Khang Duệ bị bệnh lao phổi đã đến thời kỳ cuối cùng và các bác sĩ đều tuyên bố là không còn phương chước.
Nghe thế Ngài an ủi bà ta chớ quá ưu sầu, và dạy bà trở về khuyên chồng nên chí tâm niệm Phật. Nếu thọ mạng của ông ta chưa hết, thì sẽ nương Phật lực khiến ông lành bệnh; Còn nếu kiếp số của ông đã mãn, mà ông chân thành niệm Phật A Di Đà thì ông sẽ được vãng sanh.
Ngài còn giảng cặn kẽ cho bà đạo lý “Thiên lý nan trắc, nhân mạng vô thường” nghĩa là Trời cao thật khó đo lường, cũng như mạng sống con người rất đổi vô thường vậy.
Ông La nghe vợ thuật lại lời dạy của Ngài, ông nhận thấy rất có ý nghĩa, liền bảo bà đến cầu Ngài truyền giới Quy-y.
Sau khi quy y được ba ngày, ông mơ thấy Ngài đến nhà, đầu đội chiếc mão giống như mão của đức Điạ Tạng và đắp cà sa đỏ, cùng với nhiều vị Bồ Tát, pháp tướng trang nghiêm; và Ngài bảo ông: Bệnh của con sẽ khỏi, con chớ quá ưu phiền!
Ngoài chứng bệnh lao phổi, ông La còn bị bệnh bao tử, bụng bị thủng phình trướng ra. Chỉ riêng chứng bệnh phổi của ông đã làm cho gia đình ông điêu đứng rồi, nên ông giấu người trong nhà chứng bệnh bao tử này. Khi thức giấc, bao tử ông tiết ra chất mặn không ngừng và mửa ra nhiều máu đọng.
Kết quả là các bướu làm sưng đã được tống ra. Sau biến cố này ông càng tin tưởng Phật pháp và tinh tấn hơn. Trong bất cứ lúc đi, đứng, nằm, ngồi, tay không rời chuỗi tràng, mỗi ngày ông niệm cả muôn ngàn danh hiệu Phật.
Do thành tâm, ông đã được cảm ứng nhiệm mầu; chỉ trong vài tháng sau, ông được bình phục mạnh khỏe và tráng kiện hơn trước. Đến lúc tái chiếu quang tuyến X, kết quả cho thấy bệnh lao phổi của ông đã hoàn toàn biến mất.
(Theo Facebook Palmlien trích từ nguồn: dharmasite.net)
+ Bốn Phương Pháp Niệm Phật - HT TUYÊN HÓA Giảng Giải
Pháp môn niệm Phật có bốn cách niệm như sau :
- Trì Danh Niệm Phật :
Tai nghe danh hiệu Phật, nhất tâm xưng niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", Nam Mô A Di Đà Phật'...
- Quán Tưởng Niệm Phật :
Quán tưởng chính là quán thấy, thấy cái gì ?.
A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân
Bạch hào uyển chuyển ngũ tu di
Hám mục trừng thanh tứ đại hải
Quang trung hóa Phật vô số ức
Hóa Bồ Tát chúng diệt vô biên
Bốn tám lời nguyện độ chúng sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
- Quán Tướng Niệm Phật.
Quán tướng là đối trước đức tướng của Đức Phật A Di Đà, niệm "Nan Mô A Di Đà Phật", đây chính là quán tướng niệm Phật. Mỗi câu Phật hiệu từ miệng niệm ra tai nghe rõ ràng, tâm tỉnh giác từng câu niệm, đây gọi là quán tướng niệm Phật.
- Thật Tướng Niệm Phật :
Tức là niệm từ nơi tự tánh, tức là Phật tánh là chân pháp thân của bạn cũng chính là Tham Thiền. Bạn Tham câu "Niệm Phật Là Ai ?", tìm hỏi người niệm Phật là Ai ?.
Đến Phật thất bảy ngày viên mãn chúng ta tìm người "Niệm Phật Là Ai ?", nhất định sẽ tìm được, không mất đâu, nếu bạn bị mất, thế thì thiếu chánh niệm, đi lạc đường rồi, mau trở về nhà ! Nếu không trở về nhà, thì không gặp đức Phật A Di Đà rồi !.
Nguồn Nguyên Minh